Thủ Huồng tên thật Võ Hữu Hoằng, theo chuyện kể thì ông là người châu Đại Phố (tức Cù lao Phố), huyện Phước Chính, phủ Phước Long, nước Đại Nam (nay là Biên Hòa, Việt Nam). Theo Đại Nam nhất thống chí, ông có tên Võ Hữu Hoằng. Nhưng có nơi gọi là Thủ Huồng, Thủ Hoằng, Võ Thủ Hoằng.
Khoảng năm 1755, ở châu Đại Phố có một người tên là Võ Hữu Hoằng. Ông xuất thân làm thơ lại. Trong hai mươi năm làm việc trong nha môn, ông đã thu được nhiều tiền của. Sau khi vợ mất sớm lại không con, mà tiền bạc thì quá thừa thãi, Thủ Huồng xin thôi việc về nhà.

Khi trở lại cõi dương, Thủ Huồng sợ bị đọa vào địa ngục, liền đem toàn
bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi, đặc
biệt là làm nhà để giúp dân nghèo tránh nước triều dâng ở ngã ba sông.
Sách Gia Định thành thông chí có ghi:
“Thuở ấy, dân cư còn thưa thớt, ghe đò hẹp nhỏ, hành khách thổi cơm,
đun trà rất khổ, vì vậy có người phú hộ ở tổng Tân Chánh tên là Võ Thủ
Hoằng kết tre lại làm bè, trên che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo,
củi, và đồ ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bắt phải trả
tiền. Sau đó khách buôn cũng kết bè nổi bán đồ ăn nhiều đến 20, 30
chiếc, nhóm thành chợ trên sông, nên mới gọi xứ ấy là Nhà Bè. Sau này
đường thủy, đường bộ lưu thông, dân cư đông đúc, người qua lại đều dùng
ghe nhà nên đò dọc phải dẹp bỏ…Vì kỵ húy tên vua Hoằng Lịch (Càn Long)
nhà Đại Thanh nên phải đọc trại đi là Võ Thủ Huồng. Chiếc cầu Thủ Huồng
giữa Tân Vạn và chợ Đồn (Biên Hòa) tương truyền do Võ Thủ Huồng xây dựng
đến nay vẫn còn.
Sau, Thủ Huồng được vợ đưa xuống cõi âm lần
nữa, và thấy cái gông ngày cũ đã nhỏ lại rất nhiều. Từ đó, ông tiếp tục
làm việc thiện, việc nghĩa cho đến khi mất. Khá lâu sau, có ông vua nhà
Thanh (Trung Hoa) tên là Đạo Quang (1782-1850) lúc mới lên ngôi (1820)
có cho sứ sang Việt Nam hỏi lai lịch một người ở Gia Định. Số là khi mới
sinh, trong lòng bàn tay vua đã có mấy chữ “Đại Nam, Gia Định, Thủ
Hoằng”. Khi rõ chuyện, nhà vua có gửi cúng chùa Chúc Thọ (chùa Thủ
Huồng) ở Biên Hòa một bộ tượng Phật Tam Thế bằng gỗ trầm hương. Do việc
này, mà có người bảo rằng: Nhờ thành thật hối lỗi, Thủ Huồng chẳng những
làm tiêu tan cái gông đang chờ ông ở cõi âm, mà còn được đi đầu thai
làm vua ở Trung Hoa.
Nguồn: Bài viết "Thủ Huồng – Chuyện cổ tích, lịch sử, mà cũng là chuyện Nhân Quả Luân Hồi" do tác giả Quang Mai sưu tầm và biên tập trên thuviengdpt.info.
Đạo Quang hoàng đế (Trung Hoa).
Di tích:
Ngày nay, ở Cù Lao Phố (Biên Hòa) còn có
một ngôi chùa liên quan đến Thủ Huồng. Chùa này ban đầu có tên là chùa
Chúc Đảo, sau đổi là Chúc Thọ (vì chữ “Thọ” tự dạng giống chữ “Đảo” mà
lại có ý nghĩa hơn) tọa lạc ở số 542A2, phường Hiệp Hòa, thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai. Chùa được dựng vào thế kỷ XIX, còn có tên là chùa
Thủ Huồng, do tích ông Thủ Huồng sau khi được người vợ quá cố dẫn đi
thăm âm phủ, đã thấy tội lỗi của mình nên đã bán cả gia sản để làm
phước, xây chùa. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay trong chùa
còn bảo tồn 3 pho tượng Phật cổ bằng gỗ và bộ tượng A-la-hán cao 0,74m
bằng đất nung từ thế kỷ XIX .
Con rạch chạy ngang qua đường Tân Vạn
(từ thành phố Biên Hòa vòng qua quốc lộ 1A đi Sài Gòn) do Thủ Huồng sai
vét nên gọi là rạch Thủ Huồng. Chiếc cầu đá trên đường gần sông Đồng
Nai đi Tân Vạn cũng gọi cầu Thủ Huồng, vì nhờ ông mới có. Còn chỗ ngã ba
sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, nơi mà Thủ Huồng cho kết bè nổi để cho
khách thương hồ có nơi ăn nghỉ đợi chờ con nước, sau biến thành cả một
khu chợ trên sông. Do đó cái tên bến Nhà Bè, sông Nhà Bè, huyện Nhà Bè…
chính là để ghi dấu cái “nhà bè” do Thủ Huồng lập ra trên khúc sông vừa kể.
(Trong tập “Liêu Trai Chí Dị” của Bồ
Tùng Linh, một cuốn sách khá quen thuộc với người đọc Việt Nam cũng có
truyện “Thủ Huờn tìm vợ”).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét