Một trong những bản văn Phật giáo ghi lại rằng có người hỏi Đức Phât:
Tại sao có một số phụ nữ xấu nhưng giàu có?
Tại sao co một số phụ nữ xinh đẹp nhưng nghèo khó?
Tại sao có một số người nghèo nhưng có khỏe mạnh và sống lâu?
Tại sao có một số người giàu có nhưng lại đoản mạng?
Đức Phật đã trả lời rằng: Người xấu xí nhưng giàu có là do có tính hay
nóng giận trong quá khứ, dễ dàng bị kích thích và giận dữ nhưng cũng rất
rộng lượng hào phóng, đã cúng dường Phật, Pháp, Tăng và có nhiều đóng
góp cho chúng sinh hữu tình. Nguời đẹp nhưng nghèo khó vì trong quá khứ
họ đã rất tử tế, luôn luôn mỉm cười và nói những lời dịu dàng nhưng keo
kiệt và không sẵn lòng cúng dường hoặc giúp đỡ người khác.
Người
nghèo nhưng lại mạnh khỏe và được hưởng một cuộc sống lâu dài, trong quá
khứ người ấy đã rất keo kiệt và miễn cưỡng khi làm công đức nhưng lại
rất tử tế với tất cả chúng sinh hữu tình, không gây tổn hại hay giết
người khác và cũng cứu nhiều sinh mạng của chúng sinh hữu tình.
Người giàu có nhưng thường ốm yếu, hay đoản mệnh, là do trong những kiếp
quá khứ, người đó đã rất hào phóng giúp đỡ những người khác nhưng lại
chí thú với việc săn bắt, giết chóc và khiến những chúng sinh khác lo
lắng, bất an và sợ hãi.
Điều này cho thấy một hành động đạo đức
không phủ nhận những hành động tiêu cực khác. Mỗi nghiệp tốt và nghiệp
xấu sẽ chín khi những điều kiện tương ứng của nghiệp phát sinh. Chúng ta
làm việc tốt để đẩy lùi những nghiệp xấu để chúng ta có cơ hội tu tập
để được giải thoát, nhưng những hành động tốt không thể bù đắp cho những
việc xấu ta đã làm. Chúng ta phải dừng làm việc xấu. Chúng ta không bao
giờ có thể xây đủ chùa, hoặc làm đủ những hành động tốt để được cứu
rỗi. Chỉ bằng cách thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử chúng ta mới có thể
thoát khỏi những nghiệp xấu!
Tất cả những điều trên cho chúng ta ý
tuởng tại sao mọi người trên trái đất, dù tất cả đều là con người nhưng
lại rất khác nhau trong dáng vẻ bề ngoài, tính cách, kiếp sống, sức
khỏe, khả năng tinh thần và số phận. Đó chính là điều Nữ pháp vương
Dorje Pa Mu ám chỉ khi Ngài nói: “Có rất nhiều loài chim trong rừng.”
Thậm chí điều đó còn thú vị hơn khi ta lưu ý có rất nhiều hoàn cảnh
con người được sinh ra có ảnh hưởng đến số phận của họ. Chủng tộc nào,
quốc gia nào, màu da nào, thời đại nào – tất cả những yếu tố này tạo nên
sự khác biệt lớn lao.
Sẽ hợp lý hơn khi nghĩ rằng những việc xảy
ra trước khi ta sinh ra có nguyên nhân từ tất cả nghiệp báo hơn là nói
rằng nó hoàn toàn tình cờ ngẫu nhiên hay cho rằng đó là ý của Thượng đế?
Nếu một đứa bé mới sinh không có quá khứ, để rồi Thượng đế căn cứ vào
cái gì mà phán xét thưởng hay phạt, để rồi cho đứa bé ra đời với những
hoàn cảnh khác nhau? Mục đích, suy nghĩ và hành động nên luôn được cân
nhắc. Hãy nhớ, Đức Phật đã dạy: "Không thể nào có chuyện hoa trái của
một hành vị tốt đẹp của thân khẩu và ý lại là sự khó chịu, đáng ghét hay
không vừa ý.”
Đức Phật cũng đã dạy: “Nghiệp báo là thứ khó có
thể hiểu được!” Câu nói này của Đức Phật không chỉ cho thấy sự phức tạp
của nghiệp quả mà còn cho thấy sự khó khăn trong việc tiên đoán khi nào
thì nghiệp báo chín. Chỉ có một vị Phật mới hoàn toàn hiểu được quy
luật của Nghiệp. Trong kinh Acintita Sutta, đức Phật nói rằng người ta
sẽ bị điên hoặc phiền não nếu cứ cố gắng hiểu hoạt động của nghiệp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét