Đặc biệt bộ tranh này hướng tới người
cha, thành viên được xem là trụ cột của gia đình nhưng lại thường ít
nói, ít biểu lộ cảm xúc. Vì vậy mà nhiều người con không hiểu được hết
tình cảm cha dành cho mình. Từ đó sự quan tâm, thân thiết giữa cha con
bị giảm đi.
Bộ tranh của thầy Khắc Hiếu đã phần nào
nói lên tấm lòng của người cha dành cho con cái. Không giống như tình
cảm ấm áp được thể hiện qua những cái ôm, những lời động viên ngọt ngào
của mẹ, tình cảm của cha có thể gai góc, xù xì, có thể đanh thép bằng
các hình thức kỷ luật nhưng cha luôn mong những điều tốt đẹp đến với con
cái.
"Cha mẹ đều yêu thương con, nhưng cách
biểu hiện khác nhau mà thôi. Đừng bỏ quên hay bỏ rơi một trong hai đấng
sinh thành thiêng liêng nhất của mỗi con người. Tình yêu của Cha đôi khi
khó nhận ra, nhưng không có nghĩa là không tồn tại. Người vẫn yêu chúng
ta theo cách của riêng Người", Thạc sĩ Khắc Hiếu chia sẻ.
Mẹ yêu con bằng dòng sữa ngọt/ Cha yêu con bằng giọt mặn mồ hôi.
Mẹ nhớ con - mẹ gọi/ Cha nhớ con - cha làm.
Con sai quấy, mẹ buồn mẹ khóc/ Cha đánh con, cha đau dạ xót lòng.
Mẹ dạy con bằng trái tim mềm mỏng yêu thương còn cha dạy con bằng trái tim kỷ luật.
Mẹ yêu con bằng sự chăm sóc an toàn/ Cha yêu con bằng cách cho con trưởng thành từ vấp ngã.
Mẹ yêu con bằng những cái ôm/ Cha yêu con bằng bờ vai vững chãi.
Tình yêu của mẹ như nắng ấm, ngọt ngào và dễ thấy/ Tình yêu của cha như trời đêm, lặng im nhưng vô cùng sâu thẳm.
Ta dán hình những thần tượng khắp nơi. Còn thần tượng ngay trước mắt, ta chẳng nhận ra tóc người đang bạc.
Có bao giờ ta dùng những lời lẽ khiến Người đau?
Đừng để...
Có những lời xin lỗi không còn gửi được đến Người.
Có những lời yêu thương không còn là kịp nữa.
Nguồn: Bài viết "Bởi cha yêu con theo cách của cha" trên tuoitre online.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét