Ngày xửa ngày xưa, bên Ai Cập có một vị hiền triết tên là Zun-Nun.
Ngày kia, một anh thanh niên đến và hỏi ông: "Thưa ngài, tôi không biết
tại sao những người đáng kính như ngài luôn ăn mặc theo một cách giống
nhau và luôn luôn đơn giản như vậy. Chẳng lẽ không cần chưng diện một
chút, không phải để khoe khoang, nhưng còn vì mục đích khác nữa chứ,
thưa ngài?"
Nhà hiền triết chỉ
cười và cởi chiếc nhẫn ở tay ra, trao cho chàng trai và nói: "Này anh
bạn trẻ, ta sẽ trả lời câu hỏi của cậu, nhưng trước tiên cậu phải giúp
ta việc này đã. Hãy cầm lấy chiếc nhẫn này và đi đến khu chợ bên kia
đường, cậu hãy đổi nó lấy một đồng vàng."
Cầm chiếc nhẫn đen đúa
của Zun-Nun trên tay, chàng thanh niên tỏ vẻ nghi ngại: "Một đồng vàng?
Tôi không chắc là chiếc nhẫn có thể bán được với giá đó."
"Thử
trước đã chàng trai, ai biết được điều gì sẽ xảy ra?". Chàng trai trẻ
phóng nhanh ra chợ. Anh ta đem chiếc nhẫn vào hàng tơ lụa, rau cải, thịt
cá và rất nhiều nơi khác. Nhưng sự thực là không ai đồng ý trả cho anh
ta với cái giá đó. Anh ta quay về gặp Zun-Nun và nói: "Thưa ngài, không
một ai đồng ý bỏ ra một số tiền nhiều hơn một đồng bạc để mua chiếc nhẫn
này cả."
Với nụ cười nhẹ nhàng trên khuôn mặt trầm tĩnh, nhà
hiền triết đáp lời: "Bây giờ anh hãy ra tiệm vàng ở cuối đường, đưa
chiếc nhẫn này cho ông chủ. Đừng yêu cầu giá bán, chỉ lắng nghe xem ông
ta trả giá bao nhiêu."
Chàng thanh niên đi đến tiệm vàng theo yêu
cầu và sau đó quay về với vẻ mặt khác hẳn. Anh ta nói: "Thưa ngài,
những lái buôn ở chợ không biết giá trị của chiếc nhẫn này, người chủ
tiệm vàng đã đồng ý mua chiếc nhẫn này với giá một ngàn đồng vàng, và
giá trị thật của nó thậm chí còn lớn hơn nhiều."
Zun-Nun mỉm cười
và ôn tồn nói: "Đó là câu trả lời cho câu hỏi của anh. Không thể đánh
giá con người mà chỉ dựa vào cách ăn mặc bên ngoài. Những người lái buôn
ở chợ định giá theo kiểu đó. Nhưng những nhà buôn vàng thì không như
thế. Vàng và đá quý luôn tồn tại bên trong mỗi con người, chỉ có thể
được nhận ra và xác định giá trị nếu anh có thể nhìn thấu tâm hồn."
Cần có con tim để nhìn vào cả một quá trình dài lâu. Chúng ta không thể
ngang nhiên đánh giá người khác chỉ dựa vào những lời lẽ và cách cư xử
trong một lúc nào đó. Nhiều lúc cái ta nghĩ là vàng thì hóa ra là đồng
thau, những thứ ta tưởng là đồng thau thì lại chính là vàng thật." Theo
Phật giáo phải có chính kiến và như lý tác ý, tức loại nhận thức đúng
với bản chất của mọi sự vật hiện tượng đang là, thì ta mới không rơi vào
các nhận thức sai lầm do chủ nghĩa hình thức mà ra. Người tu học Phật
tin vào phước báu, trong đó có phước tướng, nhưng không để tướng làm
chướng ngại tâm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét